3 mẹo dân gian chữa nôn trớ cho trẻ sơ sinh cực hiệu quả

3 mẹo dân gian chữa nôn trớ cho trẻ sơ sinh cực hiệu quả

Hầu như trẻ sơ sinh nào cũng hay nôn trớ, đặc biệt là trong 6 tháng đầu. Nếu tình trạng này cứ kéo dài, nó có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của em bé.

Mẹo dân gian chữa nôn trớ có rất nhiều nhưng không phải cách nào cũng hiệu quả và an toàn. Dưới đây là những thông tin cực hữu ích giúp các cha mẹ giải quyết vấn đề này một cách nhanh chóng nhất.

Tại sao trẻ sơ sinh hay nôn trớ?

Nôn trớ là một vấn đề vô cùng thường gặp ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là với trẻ dưới 6 tháng tuổi chưa biết ăn dặm. Khoảng thời gian này, sữa là nguồn thức ăn chính của em bé. Nôn trớ khác với nôn mửa, nôn trớ thường không phải là một vấn đề nghiêm trọng.

rẻ có thể nôn trớ trong khi bú hoặc vài phút sau khi bú, hoặc thậm chí là trong khi ợ hơi, khóc, vui đùa,…Điều này là hoàn toàn bình thường và phổ biến, không gì đáng ngại cả trừ khi tình trạng này kéo dài quá thường xuyên và khiến trẻ chậm lớn, sụt cân hoặc ốm yếu.

Nguyên nhân chủ yếu là do hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh chưa được hoàn thiện đầy đủ. Dạ dày nhỏ, khả năng tiêu hóa kém, hệ thống van đóng – mở ở thực quản còn chưa trưởng thành…kết quả là trẻ dễ nôn trớ sữa, nôn trớ thức ăn.

Khi trẻ bắt đầu biết ăn dặm rồi, việc trẻ nôn trớ thường xuyên không chỉ do nguyên nhân kể trên mà còn liên quan đến : loại thực phẩm, lượng thức ăn, bệnh tật,…

Một lý do chủ yếu khác đó là : trẻ không thích ăn nhưng bố mẹ cứ ép trẻ ăn, khiến trẻ khó chịu, quấy khóc và kết quả là gây ra nôn trớ.

May mắn là tình trạng này thường chỉ kéo dài trong thời gian ngắn, mặc dù có thể lặp lại nhiều lần. Khi trẻ dần lớn lên, khoảng sau 1 tuổi, hầu hết trẻ em sẽ bớt nôn trớ hơn.

Trẻ sơ sinh bị nôn trớ bố mẹ nên làm gì?

Điều đầu tiên bố mẹ cần làm đó là phải bình tĩnh, hãy nhớ rằng nôn trớ là rất phổ biến ở trẻ sơ sinh và nó thường không nghiêm trọng.

Để giảm bớt tình trạng này, cha mẹ nên :

  • Cho bé bú sữa trong tư thế nghiêng cao đầu và giữ cho bé đứng thẳng trong khoảng ít nhất 20 phút sau khi được cho bú hoặc ăn.
  • Cho bé ăn với số lượng nhỏ hơn và thường xuyên hơn, tức là chia nhỏ các bữa ăn để tránh việc trẻ bị đầy bụng quá mức.
  • Cho em bé ợ hơi thoải mái, đều đặn sau mỗi lần cho bú.
  • Tránh gây áp lực lên dạ dày của em bé sau khi em bé bú sữa, ăn uống hoặc ợ hơi trên vai của bạn .
  • Tránh di chuyển bé trong và ngay sau khi bú.
  • Sau khi cho trẻ ăn, hãy để trẻ nghỉ ngơi một lúc, đừng để trẻ cười đùa quá mức hoặc vận động mạnh.
  • Nếu trẻ không chịu ăn uống, hãy đợi một thời gian ngắn, sau đó mới tiếp tục cho ăn trở lại.

Thông thường, với những mẹo đơn giản kể trên, em bé sẽ dần ít nôn trớ hơn và ăn uống đầy đủ hơn.

Tổng hợp các mẹo dân gian chữa nôn trớ hiệu quả

Nếu như áp dụng những biện pháp trên mà em bé vẫn cứ thường xuyên nôn trớ, bố mẹ có thể sử dụng một mẹo dân gian dưới đây :

1.Uống nước gừng

Gừng là một loại thảo dược tự nhiên hiệu quả trong việc ngăn chặn buồn nôn và nôn. Bạn chỉ cần cắt vài lát gừng tươi sau đó đun sôi trong khoảng vài phút, lấy nước cốt đó cho em bé là uống được. Chỉ cần 1 vài muỗng (có thể pha loãng) nước gừng là đủ.

Lưu ý, mẹo dân gian chữa nôn trớ này chỉ áp dụng cho những em bé đã biết ăn dặm mà thôi. Trẻ dưới 6 tháng tuổi chưa biết ăn dặm chỉ được phép uống sữa mẹ hoặc sữa công thức.

2.Uống nước gạo

Nước gạo đun sôi hoặc nước cháo loãng là rất hữu ích để trị nôn trớ ở trẻ sơ sinh. Nó an toàn và tốt cho trẻ đang tập ăn dặm.

Lưu ý rằng, tuyệt đối phải đun sôi thức ăn trước khi cho trẻ ăn, để tránh nhiễm khuẩn.

3.Dùng tinh dầu thơm

Sử dụng liệu pháp mùi hương/ tinh dầu thơm, hiểu đơn giản là cho trẻ ngửi một số mùi hương nhất định, có thể làm giảm tỷ lệ buồn nôn và nôn trớ.

Mùi hương có đặc tính giảm buồn nôn, an thần bao gồm : hoa oải hương, hoa cúc, dầu chanh, bạc hà, hoa hồng và đinh hương. Mẹo dân gian chữa nôn trớ này hữu ích đối với cả trẻ nhỏ và người trưởng thành.

Chúc các gia đình thành công với những mẹo dân gian chữa nôn trớ này nhé!

← Bài trước