Thực phẩm quyết định sức khỏe và sự phát triển khỏe mạnh của bào thai mà bạn đang mang trong bụng.
Nó cũng vô cùng quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của một phụ nữ mang thai.
Thực phẩm phong phú trong thai kỳ sẽ giúp duy trì sức khỏe cho thai phụ, bổ sung vitamin và dưỡng chất cho sự phát triển của một thai nhi hoàn hảo.
Tuy nhiên,
Không phải mọi loại thực phẩm đều ảnh hưởng đến em bé theo chiều hướng tốt.
Một số loại thực phẩm có thể là nguồn cơn cho mọi vấn đề trong thai kỳ.
Danh sách dưới đây sẽ bao gồm những loại thực phẩm không tốt cho bà bầu và nên tránh khi mang thai. Hãy tham khảo và ghi nhớ để phòng ngừa.
1.Thủy hải sản có hàm lượng thủy ngân cao
Một số loại cá biển nằm trong danh sách này bao gồm cá thu, cá mập, cá kiếm và cá đá. (cá đá còn được gọi là cá xiêm hay cá chọi).
Nếu bạn mang thai, bạn nên hạn chế hoàn toàn sử dụng các loại thực phẩm được chế biến hoặc thịt tươi (đông lạnh) từ 4 loại cá bên trên bởi vì chúng có chứa hàm lượng thủy ngân tương đối cao.
Thủy ngân là một chất cực kỳ có hại, làm suy yếu não bộ và hệ thần kinh đang phát triển của em bé.
Cá ngừ cũng được đưa vào danh sách nên hạn chế nhưng không cần hạn chế hoàn toàn. Nghĩa là bạn có thể ăn nhưng không nhiều và nên dưới 170 gram (1,7 lạng) mỗi tuần.
Tuy nhiên,
Không có nghĩa là bạn tránh ăn hoàn toàn cá biển.
Một số loại cá có hàm lượng thủy ngân thấp vẫn cần thiết để cân bằng dinh dưỡng cho thai nhi vì chúng có chứa omega-3, DHA, và EPA.
Các loại cá biển được khuyến khích sử dụng bao gồm cá hồi, cá cơm, cá trích và cá mòi.
2. Sữa tươi nguyên chất (thô)
Listeria monocytogenes – một loại vi khuẩn có thể gây nhiễm khuẩn listeriosis – một bệnh rất nguy hiểm cho em bé trong trong bụng có thể xuất hiện trong các loại sữa tươi nguyên chất (sữa thô chưa qua tiệt trùng) hoặc các loại nước ép trái cây hoa quả tươi không đảm bảo vệ sinh.
3. Thịt đông lạnh
Vi khuẩn Listeria cũng được tìm thấy trong các loại thịt đông lạnh như thịt bò, thịt lợn, thịt gia cầm và xúc xích. Bạn không nên ăn những loại này trừ khi chúng được nấu chín hoàn toàn.
Các loại thịt đóng hộp hoặc hải sản đóng hộp cũng không được khuyến khích vì chúng chứa hàm lượng natri cao.
4. Tất cả các loại thịt chưa được nấu chín
Salmonella và ký sinh trùng Toxoplasma có trong các loại thịt tươi sống có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bào thai trong bụng mẹ.
Chúng có trong tất cả các loại thịt sống bao gồm thịt lợn, thịt bò, thịt gia cầm, các loại cá, trứng, thịt động vật có vỏ như tôm, sò, cua…
Để loại bỏ rủi ro, bạn cần nấu chín chúng hoàn toàn trước khi sử dụng và KHÔNG BAO GIỜ SỬ DỤNG KHI CHÚNG CÒN TƯƠI SỐNG.
Cần đặc biệt chú ý điều này khi bạn ăn lẩu.
5. Các loại thực phẩm bao gồm cả rau củ, hạt mầm chưa được làm chín
Giá đỗ sống là không nên ăn. Vi khuẩn có thể xâm nhập vào hạt mầm của đỗ ngay cả trước khi chúng nảy mầm và tiếp tục phát triển trên thân ngay cả sau khi đã nảy mầm.
Vì vậy, trừ khi bạn nấu chín giá đỗ còn nhất định không được ăn sống. Xào thịt phải thật chín mới được ăn và không xào tái hay trần qua nước sôi vì chúng không đủ để tiêu diệt hoàn toàn các vi khuẩn.
Áp dụng tương tự với tất cả acsc loại rau củ quả khác.
Nếu là trái cây, bạn cũng không được ăn sống trừ khi bạn đã ngâm muối và rửa thật sạch nhiều lần. Cũng cần chú ý đến nguồn gốc của các loại trái cây để đề phòng chúng được tiêm hoặc ngâm trong các loại hóa chất bảo quản.
6. Phô mai chưa được tiệt trùng
Cũng giống như các loại sữa thô, phô mai chưa qua tiệt trùng cũng có thể chứa vi khuẩn Listeria gây bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của em bé.
Nếu bạn đi ăn nhà hàng, không ăn phô mai trừ khi chắc chắn nó là loại đã được tiệt trùng hoàn toàn.
7. Nước ngọt và cafe nên được hạn chế
Khoảng 200 miligam mỗi ngày caffeine được coi là an toàn trong thai kỳ. Các loại nước ngọt hoặc nước tăng lực sẽ làm tăng huyết áp và gây nhịp tim bất thường. Các loại chất kích thích bao gồm bia rượu, nhân sâm, nước trà đều không an toàn để sử dụng khi bạn đang mang thai.
8. Đu đủ xanh
Quả đu đủ xanh chứa một loại chất có thể gây ra các cơn co tử cung. Latex tìm thấy trong quả đu đủ xanh có tác dụng như các hooc môn oxytocin và prostaglandin, những chất có liên quan đến sự khởi đầu của quá trình chuyển dạ.
9. Chất béo chuyển hóa (trans)
Chất béo chuyển hóa làm tăng cholesterol LDL và làm giảm mức cholesterol HDL bảo vệ tim. Một số nghiên cứu cho thấy nó làm nguy cơ gây các vấn đề về nội mạc tử cung và vô sinh. Một vài bằng chứng cũng cho thấy nó có tiềm năng gây giảm sinh non hoặc sinh con không đủ cân nặng.
Bạn nên hạn chế ăn các loại thức ăn qua chiên rán đặc biệt là không sử dụng dầu ăn chiên lại lần thứ hai. Cũng cần xem xét kỹ càng các loại bánh kẹo chứa bơ sữa, bánh quy và bánh mỳ trước khi dùng.
10. Thực phẩm chứa đường vị không ngọt
Bạn nên hạn chế sử dụng đường trong thai kỳ vì nó làm tăng nguy cơ gây bệnh tiểu đường thai kỳ, nó cũng có thể làm tăng cân nặng của bạn gây thừa cân và béo phì ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của thai phụ và cả em bé đang trong bụng mẹ.
Tuy nhiên,
Một số loại thực phẩm có chứa đường nhưng lại không có vị ngọt hoàn toàn có thể khiến bạn không để ý mà sử dụng quá mức. Bao gồm:
- Các loại bánh bao gồm cả bánh mì và bánh mặn
- Bánh pizza
- Salad trộn
- Đồ ăn nhẹ với bánh quy, bỏng ngô, các loại thực phẩm ăn vặt khác
- Các loại ngũ cốc
Bạn không cần hoàn toàn ngừng sử dụng chúng, chỉ cần đảm bảo hạn chế và ăn uống không quá nhiều.
11. Các loại đồ uống có ga và đồ uống vị ngọt
Chúng thường bao gồm hàm lượng cao của đường qua chế biến. Bạn nên tránh các loại nước như coca, pepsi, trà sữa, nước ép đóng hộp có pha đường.
12. Các loại thực phẩm hàm lượng natri cao
Natri có nhiều trong muối, nhiều natri sẽ khiến cơ thể tăng khả năng giữ nước dẫn đến các vấn đề sưng phù trong thai kỳ trở nên tồi tệ hơn.
Natri cũng được tìm thấy trong các loại thực phẩm đông lạnh (dùng bảo quản), bánh mì, bánh mặn, nước mắm,… và chúng không tốt cho bà bầu.